Bước 1: Xác định cự ly - địa hình mà bạn muốn chạy
Bước đầu tiên để chọn được giày chạy bộ cho người mới bắt đầu, việc xác định các địa hình và cự ly runners muốn tập luyện là vô cùng quan trọng. Trước khi chọn cự ly, cần hiểu rõ địa hình có thể chạy.
Đường road: Đây là địa hình phổ biến nhất và dễ chạy nhất cho người mới bắt đầu.
Đường đồi núi: Địa hình này yêu cầu sức bền và kỹ thuật chạy tốt hơn vì bạn sẽ phải đối mặt với độ dốc và bề mặt không đều. Đây là lựa chọn tốt cho những ai đã có một chút kinh nghiệm và muốn thử thách hơn.
Đường đất hoặc đường mòn: Chạy trên đường đất hoặc đường mòn thường mang lại cảm giác gần gũi với thiên nhiên nhưng cũng đòi hỏi bạn phải cẩn thận với các chướng ngại vật.
Tiếp theo sẽ lựa chọn cự ly phù hợp để tập luyện:
5km: Đây là cự ly lý tưởng cho người mới bắt đầu để làm quen với việc chạy và xây dựng nền tảng thể lực cơ bản. Bắt đầu từ cự ly ngắn giúp bạn tránh cảm giác quá tải và giảm nguy cơ chấn thương.
10km: Sau khi đã quen với cự ly 5km bạn có thể tăng cự ly lên 10km. Đây là bước tiếp theo hợp lý để cải thiện sức bền và khả năng chịu đựng của cơ thể.
21km: Là cự ly bán marathon (half marathon) tương đương với 13,1 dặm. Khoảng cách này thích hợp với những người có độ bền tốt.
42km: Đây là dạng full marathon, tương đương 26.2 dặm. Cung đường này đòi hỏi người chạy bộ cả về tinh thần lẫn thể chất. Khi tham gia cự ly này, bạn cần trong bị cho mình 1 sức bền tốt và thường xuyên tập luyện trước khi tham gia giải chạy
Xác định cự ly và địa hình chạy
Bước 2: Xác định dáng bàn chân của bạn
Dáng bàn chân của bạn ảnh hưởng rất nhiều đến việc bạn lựa chọn cho mình đôi giày chạy bộ phù hợp. Có 3 dáng bàn chân phổ biến:
Chân phẳng (chân bè): Chân bè được gọi là một hội chứng mất cấu trúc vòm bàn chân (không có độ lõm) hoặc có cấu trúc vòm bàn chân thấp, đây là dáng bàn chân phổ biến của người Châu Á chúng ta hiện nay.
Chân vòm cao (chân thon): Thương được thấy ở dáng người gần hoặc nhẹ cân. Đặc điểm dễ thấy nhất ở người có bàn chân thon là vòm chân cao, chỉ một phần nhỏ của lòng bàn chân tiếp xúc mặt đất.
Chân trung tính: Đối với dáng bàn chân này, người ta có thể thấy được ở lòng bạn chân có độ lõm vừa phải.
Việc xác định dáng chân rất quan trọng trong việc lựa chọn giày chạy bộ. Đi đúng dòng giày với dáng chân của bạn sẽ giảm được rất nhiều nguy cơ chấn thương trong quá trình chạy bộ.
Phân biệt dáng bàn chân
Bước 3: Tìm hiểu về các loại giày chuyên về chạy bộ
Việc chọn được một đôi giày chạy bộ tốt cho người mới bắt đầu sẽ giúp việc tập luyện được hiệu quả, an toàn và thoải mái. Sau đây là những thông tin bạn cần biết để có thể chọn được đôi giày phù hợp với nhu cầu bản thân.
Lựa chọn kích cỡ lớn hơn: Việc lựa chọn giày running lớn hơn so với kích thước bình thường của bạn giúp cho ngón chân có đủ không gian, tránh bị gò bó khi chạy
Thử giày vào buổi chiều: Vào thời điểm này chân thường sẽ phồng hơn, kích thước ở mức lớn nhất, đảm bảo cho việc chọn giày không bị chật.
Bên cạnh đó để có thể tìm được 1 đôi giày chạy bộ phù hợp với bản thân và đi với bạn trên con đường dài, bạn nên tìm hiểu về phần công nghệ, tính năng mà chúng mang đến sự tối ưu, cảm giác thoải mái và hạn chế được nhiều chấn thương nhất cho bạn.
Lựa chọn các loại giày chạy bộ chuyên dụng