BLACK FRIDAY - Nhận quà ngay với hóa đơn trên 1 triệu đồng

Top 6 thuật ngữ cơ bản cần biết khi bắt đầu chạy bộ

Top 6 thuật ngữ cơ bản cần biết khi bắt đầu chạy bộ

Chạy bộ được xem là hoạt động thể thao thu hút rất nhiều người ở mọi độ tuổi tham gia với mục tiêu cải thiện về sức khỏe và tinh thần. Vậy nên khi bắt đầu chơi bộ môn này, bạn cũng cần trang bị cho mình các kiến thức về thuật ngữ cơ bản để có thể hỗ trợ bạn trong suốt quá trình chơi bộ môn này.

1. Các chỉ số đo cự ly chạy bộ

Các cự ly trong chạy bộ mà bạn nên biết

Trong chạy bộ, việc lựa chọn cự ly chạy rất quan trọng, nhất là những người mới bắt đầu tham gia bộ môn này. Bạn cần phải biết tình trạng sức khỏe, thể lực của mình để lựa chọn cự ly phù hợp. Hoặc bạn có thể bắt đầu chạy ở cự ly ngắn trước và tăng cường luyện tập thể chất để có thể chinh phụ đường cự ly dài trong tương lai.

  • 5K (5km): Đây là cự ly trung bình phổ biến được rất nhiều người khi bắt đầu chạy bộ lựa chọn. Trước khi bắt đầu tiến sâu vào các cự ly dài hơn, bạn cần luyện tập nhuần nhuyễn sức chạy, hơi thở ở cự ly này. Chúng được xem là nền móng vững cho bạn khi tham gia bộ môn này. 

  • 10K (10km): Đây được xem là cự ly không quá ngắn nhưng cũng không quá dài đủ để bạn được luyện tập sức khỏe và thể chất bền bỉ hơn. Cần luyện tập sức bề ở cự ly này thành thạo vì những cự ly sau sẽ đòi hỏi rất nhiều sức bền từ bạn. 

  • 21K (21km) - Half marathon: Cự ly này được xếp hạng dành cho các runners đã có kinh nghiệm nhiều, vì đây cũng là 1 cự ly dài nên đòi hỏi khá nhiều sức bền khi chạy bộ.

  • 42K (42km): Đây là cự ly dành cho các người chạy bộ chuyên nghiệp, đây cũng là cự ly được rất nhiều câu lạc bộ tổ chức giải chạy. 

2Chạy road và chạy trail

Phân biệt giữa chạy Road và chạy Trail

2 Thuật ngữ này giúp bạn phân biệt được địa hình, từ đó chọn ra được loại địa hình mà bản thân cảm thấy thích và đặt đặt mục tiêu chinh phục chúng. 

  • Chạy Road: Là loại hình chạy bộ trên mặt phẳng có thể kể đến như công viên, phố đi bộ,... Địa hình chạy này khá dễ cho người bắt đầu tham gia bộ môn này và cũng hạn chế được rất nhiều chấn thương xúc tác khi chạy. 

  • Chạy Trail: Khác và có vẻ nguy hiểm hơn chạy Road, chạy Trail sẽ diễn ra trên các cung đường mòn, còn được gọi là chạy địa hình như: đường núi, rừng, các đường dốc sỏi đá. Chạy Trail mang đến cho runner trải nghiệm tuyệt vời vì cảnh đẹp hùng vĩ khi chạy. Tuy nhiên cần luyện tập nhiều để có thể giảm các chấn thương khi chạy trên địa hình này. 

3. Pace (Tốc độ chạy)

Tìm hiểu thuật ngữ Pace trong chạy bộ

Pace trong chạy bộ là thuật ngữ nói về tốc độ chạy của bạn trên 1 quãng đường cụ thể. Pace được tính bằng đơn vị thời gian và khoảng cách chạy của bạn. 

Lưu ý: Bạn chạy càng nhanh - Pace càng thấp và ngược lại. 

Cách tính Pace khá dễ: Nếu 1km của bạn chạy trong 3 phút, chúng ta sẽ lấy thời gian chia khoảng cách và Pace của bạn sẽ là 3.

Mỗi người chạy bộ sẽ có Pace khác nhau, bạn cần tập luyện nhiều để chỉ số Pace của bạn ở mức tốt nhất và phù hợp nhất với sức khỏe của bạn. 

4. BIB trong chạy bộ

BIB trong chạy bộ là gì?

 

Thuật ngữ BIB trong chạy bộ là từ viết tắt của Biberon, thường được sử dụng nhiều trong các giải chạy bộ. Có thể bạn thấy rất nhiều người chạy bộ mang một tấm giấy trước ngực có in số, thì đó chính là BIB. BIB là một tấm giấy có in dòng số báo danh của từng vận động viên. Tường được làm từ các chất liệu rất bền và chống nước, bên cạnh đó BIB sẽ có thêm 1 con chip điện tử để đảm bảo quá trình thi đấu của vận động viên diễn ra suôn sẻ. 

5. PR trong chạy bộ

 Personal Record chỉ số đo kỷ lục trong chạy bộ

PR được viết tắt của cụm từ: Personal Record, nói đến kỷ lục của bản thân bạn trong 1 cự ly giải chạy bộ, hoặc bạn cũng có thể tự đặt mục tiêu và đo chỉ số này để luyện tập. Đây là chỉ số để bạn có thể đo lường sự tiến bộ của bản thân sau một khoảng thời gian đặt mục tiêu luyện tập.

6. DNF và DNS

  • DNF: Được viết tắt của cụm từ “Did not finish” với ý nghĩa cá nhân không hoàn thành cuộc đua ở 1 cự ly cụ thể trong thời gian cho phép. Có thể do bị chấn thương hoặc kiệt sức hoặc lý do cá nhân. 

  • DNS: Được viết tắt của cụm từ “ Did not start” dành cho các cá nhân đăng ký tham gia giải chạy nhưng cuối cùng lại không tham gia. 

Nhìn chung, runner khi đặt mục tiêu tham dự giải chạy bộ cần có sự tập luyện trước để có thật nhiều sức bền và ý chí quyết tâm của bản thân để tránh gặp các cụm từ: DNS, DNF.

Trên đây là top 6 thuật ngữ về chạy bộ, Kamito hi vọng có thể giúp bạn tự tin chinh phục mục tiêu của mình một các khoa học hiệu quả nhất.

← Bài trước Bài sau →