1. Định nghĩa cự ly 5km - 10km - 21km
Xác định cự ly để chọn giày chạy bộ phù hợp
5km (5K): Đây là cự ly chạy bộ 5000m, được xem là cự ly lý tưởng cho người mới bắt đầu tham gia bộ môn chạy bộ.
10km (10K): Cự ly chạy này có khoảng cách là 10.000 mét. Khi runners đã tập luyện và chạy thành thạo cự ly 5K thì có thể thử sức với cự ly 10k để tăng sức bền và độ dẻo dai cho cơ thể.
21km (21k): Runners cũng thường hay gọi là Half-Marathon hay Bán Marathon. Cự ly này đòi hỏi sức bền cao và kỹ thuật chạy tốt nên thường sẽ thích hợp hơn cho vận động viên hoặc runners đã có nhiều kinh nghiệm.
2. Các tiêu chí quan trọng khi chọn giày chạy bộ
6 Tiêu chí quan trọng khi chọn giày chạy bộ
2.1 Đệm giày (Cushioning):
Đệm giày là phần công nghệ được sử dụng ở đế giữa, đôi khi sẽ có trong đế trong của đôi giày. Đây là tiêu chí cần được chú ý, chúng có công năng hấp thụ lực tác động của đôi bàn chân khi tiếp đất. Mang đến sự thoải mái cho đôi bàn chân cũng như giảm các căng thẳng cho cơ, khớp, gân từ đó giảm thiểu nguy cơ chấn thương cho runners.
Ngoài ra đệm giày cũng hỗ trợ che chắn cho đôi bàn chân của người chạy khỏi các tác động của môi trường bên ngoài và địa hình.
2.2 Độ bám và khả năng chống trượt (Traction):
Độ bám của giày ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của bạn trong quá trình chạy trên nhiều loại địa hình khác nhau. Có thể kể đến các loại đế giày như đế gai, đế phẳng và đế dạng lưới đều có tính năng bám riêng, phù hợp với từng loại mặt đường. Chọn giày có độ bám tốt sẽ giúp bạn tránh nguy cơ trượt ngã và tăng cường sự ổn định khi bạn chạy bộ.
2.3 Hỗ trợ vòm chân (Arch Support):
Vòm chân có 3 loại là vòm chân thấp, vòm trung bình, vòm cao. Cách nhận biết về vòm chân của bản thân, bạn có thể đặt 1 tờ giấy xuống mặt đất sau đó làm chân ướt và in dấu lên tờ giấy.
Việc xác định đúng vòm chân giúp cho việc lựa chọn đôi giày trở nên dễ dàng hơn. Giúp bạn phòng tránh được các chấn thương trong khi chạy bộ có thể gặp. Ngược lại, giày chạy bộ không phù hợp có thể gây ra chấn thương và các vấn đề về sức khỏe chân như đau gót, viêm khớp,... và người chạy bộ sẽ không có cảm giác thoải mái khi sử dụng thời gian dài.
2.4 Độ bền và chất liệu giày (Durability and Materials):
Chất liệu của giày có thể kể đến như công nghệ lưới kép 500G-sandwich, công nghệ này rất thân thiện với da mang đến cảm giác vô cùng thoải mái cho người chạy bộ.
Khi chạy bộ về, bạn chỉ cần bỏ ra thời gian 5 phút để vệ sinh đôi giày của bạn. Như vậy sẽ giúp đôi giày của bạn thoáng khí, cũng như độ bền của đôi giày được tăng cao giúp bạn tiết kiệm được chi phí.
Lựa chọn giày chạy bộ thoải mái khi chạy
2.5 Độ thoáng khí (Breathability):
Tiêu chí về độ thoáng khí cũng được rất nhiều runner quan tâm. Giày chạy bộ có độ thoáng khí cao sẽ giúp chân của người chạy bộ luôn ở trạng thái khô thoáng tạo cảm giác thoải mái và tăng năng suất khi chạy bộ.
Các chất liệu như vải mesh và các thiết kế lỗ thông khí giúp cải thiện độ thoáng khí, ngăn ngừa mùi hôi và nhiễm trùng chân.
2.6 Kích cỡ - độ vừa vặn và trọng lượng giày (Fit - Sizing and Weight):
Trọng lượng của giày cũng ảnh hưởng 1 phần không nhỏ đến hiệu suất chạy của runner. Giày có trọng lượng nhẹ giúp bạn chạy nhanh hơn, tiết kiệm được năng lượng trong suốt quá trình chạy bộ.
Bên cạnh đó việc chọn đúng kích cỡ giày cũng là một yếu tố quan trọng để runner có thể giảm được nhiều chấn thương và đồng hành lâu dài với người chạy bộ. Bạn nên đi chọn giày vào chiều hoặc tối, cũng như cảm nhận đôi chân của mình khi mang thử giày để có thể có được trải nghiệm tốt trước khi quyết định mua hàng. Bạn cũng cần chuẩn bị 1 đôi tốt chuyên cho việc chạy bộ để khi thử giày có trải nghiệm tối ưu nhất.
Khi lựa chọn giày chạy bộ cho cự ly 5km, 10km và 21km, bạn cần chú ý đến các tiêu chí như đệm giày, độ bám, hỗ trợ vòm chân, trọng lượng, độ bền, độ thoáng khí, kích cỡ và độ vừa vặn, cũng như các yếu tố an toàn để có thể “tậu” về cho mình 1 đôi giày chạy bộ ưng ý nhất, giúp chúng trở thành bạn đồng hành của bạn trong mỗi chặng đường chạy bộ.